Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Trọng tâm Chuyển đổi số năm 2024 là năm "Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững"
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch sử dụng dùng chung một phần mềm QLVB&ĐHCV cho các CQNN trên địa bàn tỉnh
“3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Ngày 24/4/2024, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức Phiên họp lần thứ 8, phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến toàn quốc từ Trụ sở Chính phủ tới Trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành, thành viên Ủy ban; lãnh đạo các địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin. Tại điểm cầu Đồng Nai Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức tham dự và chủ trì cùng đại diện một số sở ngành tỉnh.

cdsqg.jpg

Tại điểm cầu Đồng Nai Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì và đại diện một số sở ngành tham dự

Theo đó, năm 2024 là năm "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững". Cùng với đó yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số, quan hệ sản xuất mới là quản trị số, lực lượng sản xuất mới là công nghệ số.

Tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2023 ước đạt 16,5% với tốc độ tăng 20%, gấp 3 lần tăng trưởng GDP, theo đó, đến năm 2025 dự báo tỷ trọng kinh tế số/GDP sẽ đạt trên 20%.

Hiện Bộ TT&TT đang đề xuất sửa đổi Nghị định 154 về khu CNTT tập trung để tạo điều kiện phát triển các khu CNTT tập trung, đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện giao thông, du lịch thuận tiện và nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số để công nghiệp CNTT trở thành ngành công nghiệp nền tảng. Thúc đẩy đào tạo các nhóm ngành mới (vi mạch, AI, dữ liệu) phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển trên thế giới.

cdsqf2.jpg

Hình ảnh tại điểm cầu Chính phủ

Theo Bộ TT&TT hiện đang triển khai xây dựng 3 trợ lý ảo, gồm: Trợ lý ảo lập pháp để phát hiện những mâu thuẫn khi làm văn bản pháp luật; trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp hỗ trợ cán bộ, công chức thực hiện công việc theo quy định; trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân trả lời các câu hỏi liên quan đến pháp luật, đến các quy định của Nhà nước. Đồng thời đưa một số ứng dụng AI mẫu vào triển khai trong các cơ quan nhà nước ngay trong năm nay.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao, chưa thực sự thu hút người dân, doanh nghiệp. Hạ tầng số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa có đột phá; còn nhiều điểm lõm điện, lõm sóng …

Cần phải bám sát tình hình thực tế, quán triệt, hiện thực hóa, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng thực chất, hiệu quả. Phát triển kinh tế số phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Với mục đích chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp" và chú trọng "3 tăng cường", "5 đẩy mạnh" trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số.

Trong đó, "3 tăng cường" gồm: (1) Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; (2) Tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; (3) Tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.

"5 đẩy mạnh" gồm: (1) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; (2) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; (3) Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số; (4) Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; (5) Đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin để quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa.​/.

Nguyễn Thị Hòa

Các tin khác

Chỉ tiêu đánh giá KINH TẾ SỐ

Chỉ tiêu đánh giá XÃ HỘI SỐ

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH ĐỒNG NAI​

 Cơ quan chủ quản:  Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai
 Chịu trách nhiệm chính:  Ông Tạ Quang Trường - Giám đốc 
 ​Số 01 đường 30/4, phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
 02513.827070 ​ ​ ​s​tttt@dongnai.gov.vn

 ​Ghi rõ nguồn "chuyendoiso​.dongnai.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này​



Chung nhan Tin Nhiem Mang